Theo các chuyên gia, tỷ lệ xếp hạng và đánh giá ứng dụng (ratings & reviews) đóng vai trò quan trọng hàng đầu tới lượt cài đặt ứng dụng. Vậy nên, cải thiện đánh giá và tăng điểm xếp hạng là vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu tâm. Apptop1 sẽ giúp bạn nắm được cách cải thiện hai yếu tố này trong bài viết dưới đây.
Xếp hạng và đánh giá (Ratings & Reviews) ứng dụng là gì?
Xếp hạng và đánh giá của ứng dụng (Ratings & Reviews) là các lượt vote sao từ 1 đến 5 kèm các lời nhận xét, bình luận được người dùng để lại dưới trang sản phẩm của ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng Apple App Store hoặc Google Play Store. Trong đó:
- Xếp hạng (Ratings): Xếp hạng riêng của từng người dùng với ứng dụng sẽ đóng góp vào số điểm xếp hạng trung bình của ứng dụng. Một người dùng có thể lựa chọn đánh giá từ 1 đến 5 sao, trong đó 1, 2 là mức kém, 3 là mức trung bình, 4 là mức khá là 5 sao là cao nhất. Mức độ hài lòng của người dùng đối với ứng dụng càng tốt thì điểm xếp hạng mà app nhận được sẽ càng cao.
- Đánh giá (Reviews): Đây là những bình luận chi tiết của người dùng về trải nghiệm, cảm nhận của bản thân khi sử dụng app. Lời đánh giá có thể là khen ngợi hoặc chê bai tùy vào trải nghiệm riêng của từng người.
Theo nhiều chuyên gia, những đánh giá và nhận xét của người dùng trước đó đóng góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người dùng mới đưa ra quyết định tải xuống app. Do đó việc cải thiện hai yếu tố này sẽ giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho ứng dụng của bạn.
Xếp hạng và đánh giá thể hiện mức độ yêu thích của người dùng app và góp phần gia tăng chuyển đổi ứng dụng
Xếp hạng ứng dụng tốt là như thế nào?
Xếp hạng ứng dụng tốt là số điểm trung bình thấp nhất mà ứng dụng cần phải đạt được là 4 sao. Tất cả các xếp hạng từ 4 sao trở lên được xem là lý tưởng và có khả năng thuyết phục được số đông người dùng tải app nhất. Theo một nghiên cứu của Apptentive với trên 1000 ứng dụng iOS và Android cho biết:
- Ứng dụng cho iOS trung bình có đánh giá 4,53 sao và 455 đánh giá trên App Store.
- Ứng dụng cho Android trung bình có xếp hạng 4,05 và 2586 bài đánh giá trên Google Play.
Những ứng dụng được xếp hạng tuyệt đối với số điểm 5 sao sẽ được gắn huy hiệu danh dự (a badge of honor) ngay trên trang sản phẩm. Tuy nhiên, để app đạt số điểm 5 sao trong bối cảnh hành vi người dùng có nhiều thay đổi là điều không mấy khả quan. Do đó, doanh nghiệp nên tối ưu chất lượng app để mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng để cải thiện bài đánh giá và xếp hạng.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng một ứng dụng được xếp hạng 5 sao nhưng chỉ có một vài đánh giá, sẽ không thể mang lại kết quả tốt và tỷ lệ chuyển đổi cao như một ứng dụng chỉ có 4,5 sao nhưng có hàng trăm bài đánh giá.
Tại sao xếp hạng và đánh giá app lại cực kỳ quan trọng
Xu hướng tự nhiên của người dùng là tin tưởng vào ý kiến của số đông. Do đó, xếp hạng và đánh giá app được xem như bằng chứng để chứng minh rằng ứng dụng rất tốt, an toàn và phù hợp với tất cả mọi người.
Nghiên cứu của Apptentive cho thấy, 50% người dùng app sẽ không xem xét cài đặt ứng dụng có xếp hạng 3 sao, con số đó là 85% với xếp hạng 2 sao. Đồng thời, có 77% người đọc ít nhất 1 bài đánh giá trước khi tải ứng dụng (miễn phí) và 80% người đọc ít nhất 1 bài đánh giá trước hi tải app (có phí). Vì vậy, với vai trò là nhà phát triển app hoặc marketing app, bạn không nên bỏ qua xếp hạng và đánh giá ứng dụng.
Có thể nói, tỷ lệ chuyển đổi và lợi nhuận của nhà phát triển app sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các bài đánh giá tốt và xếp hạng cao của người dùng. Những phản hồi tích cực của người dùng chính là thỏi nam châm thu hút được nhiều khách hàng hơn và nâng cao khả năng kiếm tiền.
Xếp hạng và đánh giá giúp cải thiện chuyển đổi, nâng cao khả năng kiếm tiền qua app
Những lợi ích của việc cải thiện xếp hạng và đánh giá ứng dụng
- Nâng cao khả năng hiển thị của ứng dụng trên cửa hàng.
- Thúc đẩy xếp hạng app lên vị trí cao hơn.
- Mang đến giá trị cho ứng dụng trong mắt người dùng.
- Cung cấp trải nghiệm tối ưu cho người dùng.
- Đánh giá và xếp hạng là giải pháp chứng minh, đối thoại gián tiếp để thuyết phục người dùng tải app.
- Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi người dùng cho ứng dụng và thúc đẩy doanh thu.
- Thu hút được nhiều người dùng tải app tạo cơ hội kiếm tiền tốt hơn.
- Những đánh giá và xếp hạng tốt sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng người sử dụng app hạnh phúc.
- Doanh nghiệp có thể thu thập phản hồi người dùng từ các đánh giá để có thể thay đổi và cải thiện những yếu điểm.
- Thu hút đông đảo nhà đầu tư và nhà quảng cáo để tạo ra cơ hội phát triển dài lâu cho ứng dụng.
Cách cải thiện và tăng xếp hạng ứng dụng
Ngoài việc chờ đợi người dùng chủ động để lại xếp hạng, nhà phát triển app có thể áp dụng một vài cách tăng xếp hạng và đánh giá cho ứng dụng của mình bằng những cách sau:
Cải thiện tính năng ứng dụng
Những ứng dụng tốt, mang lại trải nghiệm tối ưu, tính năng vượt trội và đáp ứng được nhu cầu sử dụng sẽ không bao giờ nhận phải những đánh giá tiêu cực. Đánh giá xấu, xếp hạng kém không chỉ là kết quả cuối cùng của một ứng dụng tệ mà bị gỡ cài đặt là bàn thua lớn nhất. Do đó, điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm là cải thiện ứng dụng, update thường xuyên những điều mới mẻ để cung cấp đến người dùng những trải nghiệm mà họ muốn.
Yêu cầu người dùng xếp hạng sau cài đặt
Để truy cập ứng dụng, hầu hết người dùng đều phải đăng ký tài khoản bằng email, số điện thoại hoặc mạng xã hội… Doanh nghiệp có thể thông qua các kênh này để kêu gọi người dùng mới để lại đánh giá cho ứng dụng của mình bằng cách gửi biểu mẫu.
Nội dung của biểu mẫu nên đề cập đến việc cảm ơn người dùng vì đã cài đặt app, mức độ hài lòng và yêu cầu để lại xếp hạng đánh giá nếu như hài lòng. Ngoài ra, biểu mẫu nên được xây dựng dưới hình thức cá nhân hóa để xây dựng thiện cảm và dễ dàng thuyết phục người dùng để lại đánh giá hơn.
Trả lời đánh giá và xếp hạng của người dùng
Nhà phát triển app nên cố gắng phản hồi tất cả các đánh giá của người dùng trên trang ứng dụng, kể cả những đánh giá xấu. Bởi vì, tiếng nói thương hiệu là sự khẳng định về tính chuyên nghiệp để người dùng biết rằng bạn luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu người dùng của mình. Với những bình luận xấu, doanh nghiệp nên tìm hiểu chi tiết vấn đề mà họ gặp phải và cố gắng xin thông tin liên hệ để có những lợi xin lỗi chính đáng.
Cách làm này chính là cửa ngõ giao tiếp để khách hàng không bao giờ cảm thấy thất vọng đối với dịch vụ và trải nghiệm mà doanh nghiệp đang cung cấp. Sự chăm sóc này chính là cơ sở để thuyết phục khách hàng thay đổi đánh giá tệ và thôi thúc họ tải lại app cũng như duy trì mối quan hệ trung thành.
Phản hồi đánh giá và cố gắng giải quyết vấn đề của người dùng
Lưu ý: Doanh nghiệp nên trả lời các đánh giá của người dùng càng sớm càng tốt và câu trả lời cần đáp ứng được các yếu tố: sử dụng giọng điệu tôn trọng và chuyên nghiệp; ngắn gọn, rõ ràng và súc tích đủ giải quyết vấn đề; cá nhân hóa câu phản hồi; nói chuyện lịch sự và tránh gây tranh cãi; không nói chuyện kiểu bác bỏ hoặc phòng thủ; không sử dụng ngôn ngữ tiếp thị; không spam câu trả lời; không đính kèm thông tin cá nhân trong câu trả lời…
Cập nhật (update) ứng dụng dựa trên đánh giá của người dùng
Nhận xét, đánh giá của người dùng là tài liệu tuyệt vời để nhà phát triển cập nhật tính năng mới nhằm cải thiện ứng dụng và nâng cao trải nghiệm người dùng. Ví dụ: ứng dụng gặp lỗi cài đặt, nhà phát triển nên cập nhật phiên bản mới để khắc phục sự cố này.
Khi bản cập nhật hoàn tất, mọi người cần thông báo đến người dùng ngay để họ thấy được rằng: nhà phát triển app luôn theo dõi sự tương tác của họ và sẵn sàng thay đổi để cung cấp trải nghiệm tối ưu nhất. Những điều này chính là cơ sở để nhà phát triển xây dựng mạng lưới khách hàng trung thành. Đặc biệt, người dùng còn sẵn sàng chỉnh sửa bài xếp hạng và đánh giá trước đó để cải thiện lại điểm xếp hạng trung bình cho app của bạn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng phải cập nhật phiên bản mới cho ứng dụng chỉ vì làm hài lòng một đánh giá của người dùng. Mà doanh nghiệp cần theo dõi thường xuyên các đánh giá, sàng lọc các bài đánh giá tệ và tìm ra điểm chưa tốt của ứng dụng để khắc phục sự cố đó.
Đơn giản hóa quá trình xếp hạng và đánh giá
Để thu hút người dùng để lại đánh giá, người phát triển app cần: lồng ghép tự nhiên yêu cầu đánh giá vào trải nghiệm, gửi thông báo và thực hiện các chiến lược email yêu cầu người dùng để lại đánh giá. Ngoài ra, nhà phát triển cũng nên nghiên cứu phân khúc người dùng phù hợp để gửi yêu cầu đánh giá đến đúng người. Đây cũng là yếu tố có thể mang lại điểm số xếp hạng cao hơn.
Chọn thời gian phù hợp
Nhà phát triển nên gửi yêu cầu đánh giá sau khi người dùng kết thúc quá trình thao tác để không làm gián đoạn và gây ra cảm giác khó chịu cho trải nghiệm khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu thời điểm gửi yêu cầu đánh giá đến người dùng lúc họ đang cảm thấy tích cực để nhận được đánh giá tốt. Một vài thời điểm tốt là: sau khi khách hàng nhận được hàng, sau khi hoàn tất chơi game, hoặc sau khi thành công một thao tác,…
Gửi yêu cầu đánh giá sau khi người dùng đã hoàn tất thao tác, tránh gây khó chịu cho người dùng
Tận dụng kênh khác để kêu gọi xếp hạng
Ngoài app, nhà phát triển có thể tận dụng các kênh bên ngoài để kêu gọi xếp hạng và đánh giá từ người dùng như:
- Mạng xã hội: Sử dụng kol hoặc người nổi tiếng để truyền thông kêu gọi tải app hoặc dùng thử app và để lại đánh giá – xếp hạng.
- Website: Kêu gọi người dùng tải app và để lại đánh giá trên website cá nhân của doanh nghiệp.
- Cuộc thi cho người đánh giá: Yêu cầu người đánh giá để lại ID Apple hoặc Google Play của họ dưới dạng câu trả lời và chọn người ngẫu nhiên để làm người thắng cuộc và tặng quà.
- Gửi email: Nhắc nhở người dùng xếp hạng – đánh giá và khuyến khích khách hàng giới thiệu app đến với bạn bè và người thân thông qua email xác nhận sau giao dịch.
Trên đây, Apptop1 đã tổng hợp những cách cải thiện xếp hạng và đánh giá ứng dụng hiệu quả nhất trong bài viết trên. Hy vọng, những giải pháp này có thể giúp quý doanh nghiệp gia tăng được tỷ lệ chuyển đổi cho ứng dụng từ đó nâng cao doanh số bán hàng và phát triển doanh nghiệp.